GIÃN DÂY CHẰNG GỐI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC HIỆU QUẢ
Dây chằng gối đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người. Nhờ có những sợi dây chằng gối, xương chày được giữ ở vị trí linh hoạt, không bị trượt ra phía trước và phía sau khi chúng ta vận động khớp gối. Tuy nhiên, trong quá trình vận động, sinh hoạt thường ngày, chơi thế thao,… rất dễ xảy ra tình trạng giãn dây chằng gối. Mặc dù không phải là chấn thương nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm, đứt dây chằng, thoái hóa khớp, hoại tử xương,.. Để hiểu rõ hơn về giãn dây chằng gối và các phương pháp điều trị hiệu quả, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
1. Giãn dây chằng gối là gì?
Dây chằng là một mô liên kết được tạo thành từ các sợi collagen, cứng và dai, liên kết chặt chẽ với nhau và có tính đàn hồi cao. Trên cơ thể con người có hàng trăm dây chằng phân bổ ở các vùng khớp khác nhau như: vai, cổ, lưng, đầu gối, khớp háng, cổ tay… Dây chằng đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể người, các chức năng chính của dây chằng bao gồm:
- Kết nối các đầu xương lại với nhau hình thành nên các khớp.
- Đóng vai trò quan trọng trong sự sắp xếp các khớp xương. bảo vệ các đầu khớp.
- Tạo sự ổn định và điều khiển sự trượt, trơn tru của bề mặt khớp. Từ đó, giúp cơ thể vận động hiệu quả, thực hiện những động tác cử động uyển chuyển.
- Dây chằng xương chứa các đầu dây thần kinh cảm giác đặc thù. Nó có tác dụng cung cấp thông tín hiệu thần kinh cần thiết nhằm duy trì tư thế.
- Giới hạn sự vận động quá mức của các xương trong cơ thể.
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo căng quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to. Khi dây chằng bị giãn ở các vị trí khớp như: khớp đầu gối, khớp háng, cổ tay,….khớp sẽ trở nên lỏng lẻo khiến cho việc đi lại, vận động gặp nhiều khó khăn.
Nếu bị giãn dây chằng tại vị trí khớp như khớp đầu gối, khớp háng hay cổ tay, khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, vận động cũng bị hạn chế.
2. Các triệu chứng, biểu hiện của giãn dây chằng gối
Khi bị giãn dây chằng gối, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:
Đau nhức:
Đau nhức là triệu chứng đầu tiên khi bạn bị giãn dây chằng gối. Tùy theo mức độ tổn thương mà những cơn đau có thể thoáng qua hoặc âm ỉ, dữ dội. Khi thời tiết thay đổi, trở lạnh hoặc ẩm ướt, những cơn đau sẽ trở nên dữ dội và khiến người bệnh nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi kéo dài. Những hoạt động đứng lên ngồi xuống hoặc đi lại sẽ khiến dây chằng gối bị co giãn, gây nên cảm giác đau nhức, khiến việc đi lại và vận động của bạn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Sưng, đỏ và tím bầm:
Khi dây chằng gối bị kéo giãn sẽ khiến các vùng xung quanh dây chằng bị tổn thương và sưng tấy. Đồng thời, máu bị tập trung tại vùng tổn thương sẽ bị nóng và đỏ lên, sau đó sẽ chuyển thành tím bầm.
Khớp bị căng cứng:
Khi dây chằng gối bị giãn sẽ kéo theo tình trạng căng cứng khớp. Để có thể vận động, đi lại bình thường, cần phải xoa bóp khớp gối một vài phút. Ngoài ra, cảm giác khớp gối bị lỏng lẻo khiến bạn đi lại bị khập khiễng, dễ vấp ngã phải nhờ vào các vật dụng hoặc người hỗ trợ.
3. Nguyên nhân giãn dây chằng gối
Giãn dây chằng gối là một tình trạng thường gặp khi vận động, sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến dây chằng bị kéo căng.
Tuổi tác
Dây chằng là các mô liên kết được cấu thành từ collagen. Theo thời gian, khi tuổi tác càng cao thì tình trạng lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Lượng collagen do cơ thể sản xuất ngày càng ít đi khiến các dây chằng không còn sự dẻo dai, săn chắc. Do đó, chỉ cần một sự tác động nhỏ cũng khiến dây chằng bị kéo giãn và gây ra sự đau nhức cho người lớn tuổi.
Chấn thương thể thao:
Ở một số môn thể thao đối kháng như: bóng đá, bóng chuyền, tennis, điền kinh,… yêu cầu người chơi phải thực hiện các động tác như bật nhảy, xoạc chân, va chạm khi thi đấu hoặc nhảy cao tiếp đất,…Đây đều là những động tác yêu cầu sự vận động linh hoạt, do đó nếu cường độ vận động lơn hoặc thực hiện các động tác sai tư thế có thể dễ gây ra các chấn thương dây chằng gối cho người chơi.
Lao động, khuân vật nặng quá sức
Nếu phải thường xuyên khuân vác hoặc bưng bê đồ vật nặng sẽ làm hệ thống dây chằng gối bị kéo căng liên tục, dễ dẫn đến tình trạng giãn dây chằng.
Chấn thương, tai nạn
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trong sinh hoạt có thể khiên cơ thể chịu va đập mạnh, các khớp xương bị tổn thương, trật khớp, căng cơ và làm giãn dây chằng,….
Mắc các bệnh lý liên quan
Khi mắc các bệnh liên quan xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm hoặc thoái hóa khớp… làm tăng nguy cơ giãn dây chằng. Người bệnh nên điều trị dứt điểm các căn bệnh này nhằm hạn chế tổn thương dây chằng.
4. Cách điều trị giãn dây chằng tại nhà
Nếu không khắc phục sớm, thì tình trạng dây chằng bị kéo giãn sẽ chuyển biến phức tạp hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Đồng thời, tình trạng này có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như: viêm khớp, thoái hóa khớp,…Dưới đây là một số cách điều trị giãn dây chằng tại nhà bạn có thể tham khảo để làm cảm giác đau nhức:
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý:
- Bạn cần hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy và hãy nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt tổn thương đến dây chằng, giảm được cơn đau.
- Tùy nhiên, đừng nên nằm im một chỗ, ngồi nhiều mà thỉnh thoảng cũng nên đi lại nhẹ nhàng để tránh cho các mạch máu, cư và dây chằng bị chèn ép sẽ gây đau nhiều hơn.
- Để tăng cường độ dẻo dai của các dây chằng và lưu thông mạch máu, bạn nên tập các bài yoga theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc xoa bóp các khớp.
Chườm nước đá:
Sau khi dây chằng bị kéo căng, bạn có thể chườm đá lạnh lên vị trí tổn thương. Việc này có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả, hạn chế tình trạng sưng viêm trong vòng 48h đầu Không được chườm nóng lên vùng tổn thương. Vì điều này có thể khiến vùng tổn thương bị sưng to hơn.
Uống thuốc.
Trong trường hợp các tổn thương khiến bạn đau nhức nhiều, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm và thuốc giảm đau không kê đơn.
Xoa bóp
Việc xoa bóp sẽ tác động trực tiếp đến các huyệt vị, đẩy thông khí huyết đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh:
Để dây chằng nhanh chóng hồi phục, bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: rau xanh, củ quả tươi, thịt, cá,… để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.
Cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, rượu bia, thức uống có cồn,… những thực phẩm này khiến tổn thương dây chằng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Điều trị giãn dây chằng với Xương khớp Thảo Mộc Nam
Sản phẩm Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam với cơ chế điều trị tác động trực tiếp tới căn nguyên, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, mang lại hiệu quả vượt trội:
- Có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, tiêu sưng tại các vùng cơ gân và xung quanh dây chằng.
- Tăng cường lưu thông khí huyết, không còn hiện tượng bầm tím.
- Dây chằng được hồi phục hoàn toàn, cử động linh hoạt, đi lại bình thường.
Sử dụng thuốc xoa bóp, xoa đều vào vùng đau rồi dùng các đầu ngón tay ấn chặt, day mạnh, ấn vào vùng các huyệt. Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể, dây chằng sẽ được hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày sử dụng.
Sản phẩm Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, được trông và chăm sóc theo tiêu chuẩn GACP-WHO, đảm bảo từ nguồn giống đến quá trình chăm sóc, thu hái đều đạt chất lượng.
Sản phẩm Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam không chỉ giúp điều trị giãn dây chằng gối mà nó còn có tác dụng đối với các bệnh lý về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, tràn dịch khớp, tê bì tay chân, trật khớp, đau vai gáy,… Nếu bạn muốn sớm thoát khỏi” căn bệnh xương khớp nguy hiểm này hãy liên hệ đến Thảo Mộc Nam Organic để được tư vấn và đặt mua sử dụng.