TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

Trật khớp là một bệnh cơ xương khớp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, trật khớp vai là loại chấn thương phổ biến nhất, đặc biệt với người trẻ tuổi. Chấn thương có thể sớm hồi phục trong một vài tuần nếu được điều trị đúng cách nhưng cũng có thể bị tái phát nếu không biết cách phòng tránh. Bài viết sau đây, Thảo Mộc Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng tránh nguy cơ chấn thương trật khớp vai tái phát.

1. Trật khớp vai là gì?

Khớp vai gồm một trụ cầu (xương cánh tay có đầu hình cầu) và hõm chứa (rãnh cầu của xương bả vai) đầu cầu. Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai, gây biến dạng khớp. Trật khớp bả vai khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và mất tạm thời khả năng vận động của khớp.

Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất và linh hoạt nhất của cơ thể. Nhờ đó, bộ phận này thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau tử nhẹ nhàng đến nặng nhọc trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, trật khớp vai chính là chấn thương trật khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 60% trong tổng số các loại trật khớp ở lớp người trẻ.

TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

2. Triệu chứng, dấu hiệu của trật khớp vai

Thông thường, người bị trật khớp vai sẽ có các biểu hiện sau đây:

- Biến dạng có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường; có sự khác biệt rõ nếu so với vai lành, sờ vai thấy hõm khớp rỗng do chỏm xương cánh tay đã bật ra ngoài.

- Vùng vai và cánh tay bị sưng hoặc bầm tím

- Xuất hiện những cơn đau dữ dội ở khớp vai.

- Khả năng vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không còn cử động được.

TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

- Có cảm giác tê cánh tay, bàn tay và lan xuống các đầu ngón tay.

- Cánh tay hoặc bàn tay có tình trạng co giật và suy yếu lực.

- Vai trật khớp cũng gây tê, yếu hoặc ngứa ran ở gần vùng chấn thương, chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay.

3. Nguyên nhân gây trật khớp vai.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương trật khớp vai:

Tai nạn giao thông: Các va đập mạnh khi bị tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trật khớp vai.

Tai nạn lao động:  Thường xuyên thực hiện các công việc nặng nhọc, bê vác các đồ nặng bằng sức ở cố vai gáy, thực hiện các hoạt động sai tư thế cũng khiến nguy cơ bị trật khớp vai của bạn gia tăng.

TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

Chấn thương khi tập luyện, chơi thể thao: Những môn thể thao có tính đối kháng cao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, patin,… rất dễ gây trật khớp vai.

Tai nạn sinh hoạt: Một sô tai nạn sinh hoạt thường gặp phải như: ngã cầu thang, trượt ngã do sàn nhà trơn, té ngã do bất cẩn,…khiến vùng vai bị ảnh hưởng trực tiếp.

4. Cách điều trị trật khớp vai.

Có nhiều phương pháp điều trị trật khớp vai. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào vị trí trật khớp cũng như mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Có thể bao gồm:

Giảm đau: Tùy vào mức độ sưng và đau, đôi lúc bạn cần phải được gây tê tại chỗ hoặc thậm chí là gây tê toàn thân để bác sĩ thực hiện một số thao tác để các xương của bạn trở lại vị trí.

Nắn lại vai: Đây là cách chữa trật khớp vai phổ biến khi trật khớp mới và mức độ nhẹ. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ kiểm tra vị trí trật khớp vai và thực hiện các thao tác nắn vai để đưa xương vai trở về vị trí ban đầu. Ngay khi xương trở lại đúng vị trí, các cơn đau của bạn sẽ được cải thiện ngay lập tức.

Phẫu thuật: Trong một số trường hợp có các tổn thương mạch máu, thần kinh hay dây chằng hoặc trật khớp vai thường xuyên bị tái phát, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Cố định: Bác sĩ sẽ bất động khớp của bạn bằng băng đeo sau khi đưa xương về đúng vị trí. Thời gian cố định khớp phụ thuốc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Thuốc: Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ sẽ được bác sĩ kê đơn giúp bạn giảm đau đớn trong thời gian chờ chấn thương bình phục.

Phục hồi chức năng: sau một thời gian cố định vai, các khớp cương của bạn có khả năng bị cứng khớp, khiến vai khó di chuyển. Do đó, sau khi gỡ bỏ băng đeo, bạn sẽ thực hiện mộ số bài tập phục hồi như vươn vai, xoay nhẹ vai để lấy lại khả năng vận động, sự dẻo dai và ngăn ngừa trật khớp vai tái phát.

5. Điều trị trật khớp vai bằng sản phẩm y học cổ truyền Xoa bóp Xương khớp Thảo Mộc Nam.

Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam là một sản trị đau cơ và đau nhức xương khớp dựa trên các phương thuốc của y học cổ truyền dân tộc. Nhờ chứa các hoạt chất có lợi và khả năng thẩm thấu tốt, Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam mang đến hiệu quả giảm đau cao và nhanh chóng.

Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam phù hợp với những người lớn tuổi bị đau nhức cơ bắp, người trẻ bị đau xương khớp do chấn thương, lao động quá sức.

Công dụng và lợi ích từ Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam:

  • Giảm đau nhức cơ bắp, đau xương khớp do chấn thương, lao động quá sức.
  • Kích thích lưu thông máu, cải thiện tình trạng cứng khớp khi bị chấn thương.
  • Giúp các chấn thương được hồi phục nhanh chóng.
  • Không chỉ có tác dụng trong điều trị chấn thương trật khớp vai, sản phẩm còn có khả năng: giảm tê bì chân tay, trị mỏi lưng, đau lưng, đau cột sống, đau phong thấp, thoái vị dĩa đệm,…đau các khớp ở tay chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể

TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

Hướng dẫn sử dụng Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam:

  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ ra lòng bàn, xoa đều lên khu vực vai đang bị đau nhức.
  • Xoa bóp tại vị trí vai đau nhức nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút để thuốc được thấm sâu và phát huy công dụng.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam:

  • Không bôi sản phẩm lên những vùng da bị trầy xước
  • Sản phẩm chỉ dùng để bôi ngoài da, tuyệt đối không được nuốt/ uống sản phẩm.
  • Để sản phẩm tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
  • Không sử dụng đối với người bị giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch,…
  • Mua dầu xoa bóp xương khớp ở những nơi uy tín. Liên hệ mua sản phẩm Xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam tại đây để tránh tình trạng mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Bài viết gần đây
3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Tác dụng của trái đủng đỉnh ngâm rượu

3 Tác dụng của trái đủng đỉnh ngâm rượu

Tăng nội tiết tố nữ: Bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả

Tăng nội tiết tố nữ: Bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả

Cao bôi trĩ Thảo Mộc Nam - giải pháp an toàn cho người bị trĩ

Cao bôi trĩ Thảo Mộc Nam - giải pháp an toàn cho người bị trĩ

Thực Đơn Tăng Cân Cho Người Gầy

Thực Đơn Tăng Cân Cho Người Gầy

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Bí quyết dùng bột ngũ cốc để tăng cân hiệu quả cho người gầy

Bí quyết dùng bột ngũ cốc để tăng cân hiệu quả cho người gầy

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và 4 yếu tố ảnh hưởng

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và 4 yếu tố ảnh hưởng

5 loại thảo dược giúp người gầy lâu năm tăng cân hiệu quả

5 loại thảo dược giúp người gầy lâu năm tăng cân hiệu quả