Bệnh xương khớp - nỗi lo lắng hậu covid-19

Cơn đại dịch Covid-19 mang đến nhiều áp lực cho mỗi chúng ta. Đặc biệt là những di chứng để lại hậu Covid-19. Theo thống kê đã có nhiều F0 gặp tình trạng đau nhức xương khớp trong và sau Covid-19. Thảo Mộc Nam sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin cần thiết và giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này!

1. Nguyên nhân đau nhức xương khớp hậu Covid-19

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương khớp bị tổn thương sau khi khỏi Covid-19 vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ hậu quả của sự đáp ứng miễn dịch quá mức khi nhiễm nCoV, dẫn đến tác động và gây tổn thương hầu hết cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống khớp xương, nang tóc, hệ thần kinh trung ương…

Việc phóng thích các Cytokine của nCoV trong quá trình tái tạo và phục hồi cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này bám vào các tế bào khiến cho tế bào bị chết với một số lượng lớn. Xác tế bào sẽ phóng thích các phân tử liên quan đến tổn thương (DAMP) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể. Qua đó chúng sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi. Quá trình này sẽ dẫn đến tình trạng bị quá khích dẫn đến tạo thành các cơn bão Cytokine.

Khi xuất hiện, Cytokine dẫn đến sự hình thành chất gây sốt Pyrogen và yếu tố kích hoạt tình trạng viêm Prostaglandin E2. Đây là hai thành phần có khả năng giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh Covid-19 bằng cách gây nên các cơn sốt. Tuy nhiên chúng cũng đồng thời xâm nhập vào các dây thần kinh khiến cho người bệnh bị kích hoạt các cơn đau bằng nhiều con đường khác nhau.

2. Các giải pháp để khắc phục nỗi lo xương khớp

Vấn đề đau nhức xương khớp cần có sự phối hợp giữa thuốc bổ trợ và các thói quen sinh hoạt, chế độ ăn và rèn luyện thể lực.

  1.  
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Tạo thói quen tập luyện là một cách hỗ trợ bạn phục hồi xương khớp hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hoạt động co duỗi khớp đơn giản như đạp xe đạp, đi bộ, đến các bài tập cường độ cao đều có thể giúp tinh thần sảng khoái, rút ngắn thời gian hồi phục. Chúng ta duy trì việc vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ bổ trợ nhiều trong việc cải tạo xương khớp. Việc này sẽ kích thích sụn khớp được dinh dưỡng tốt hơn, tái tạo sụn khớp tổn thương cũng như giảm các phản ứng viêm có hại trong khớp.

 

Bệnh xương khớp - nỗi lo lắng hậu covid-19

benh-xuong-khop-noi-lo-hau-covid-19

 

  1.  
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Về dinh dưỡng, chúng ta nên đảm bảo khi xây dựng thực đơn theo nguyên tắc: Đủ dưỡng chất; Đa dạng thức ăn; Cân đối thành phần đạm, chất béo và carbohydrate; Đều đặn mỗi ngày.

      • Đủ dưỡng chất

Với các dạng bệnh về xương khớp, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có khả năng kháng viêm và giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ khớp. Một số thực phẩm giúp cải thiện bạn có thể tham khảo: rau xanh và hoa quả tươi giàu vitamin A, C, E, omega 3, omega 6, …

      • Đa dạng thức ăn

Khi biết bản thân hay người quen bị các vấn đề về xương khớp thì chúng ta có xu hướng chỉ bổ sung nhóm thực phẩm nhiều canxi. Tuy nhiên chúng ta không nên bỏ quên các nhóm thực phẩm khác. Các nhóm thực phẩm ngăn ngừa lão hóa như cà chua, mâm xôi, dâu tây, việt quất,… đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Hay nhóm thực phẩm giàu protein sẽ đóng góp trong quá trình phát triển của cơ bắp.

      • Cân đối thành phần đạm, chất béo và carbohydrate

Khi chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn trong thực đơn ăn uống thì việc cân đối lại chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Đối với các chất đạm, chất béo và carbohydrate cũng có những lưu ý trong quá trình bạn lựa chọn thực phẩm.

Thịt đỏ cũng được xem là ác mộng của người bệnh đau nhức xương khớp, vì thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và acid béo bão hòa cao.

Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như các loại thức ăn nhanh không chỉ góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh béo phì mà còn khiến tình trạng viêm khớp ngày càng trầm trọng. Cho nên, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa để giảm thiểu biểu hiện đau nhức xương khớp do bệnh gây ra.

Bánh mì, khoai tây chiên, tinh bột gạo… đều là những thực phẩm Carbohydrate tinh chế người bệnh nên hạn chế dùng mỗi ngày. Bởi chúng sản sinh khá nhiều glycation cao cấp (AGE) – đây được xem là chất có thể kích thích tình trạng viêm khớp diễn ra trầm trọng hơn.

      • Đều đặn mỗi ngày

Việc ăn uống đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe của người bị bệnh xương khớp mà còn đối với tất cả mọi người. Việc nạp lượng thức ăn phù hợp và đúng thời điểm cho cơ thể sẽ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cho hoạt động cả ngày.

  1.  
  • Các bài tập hỗ trợ xương khớp

Các bài tập vận động đều có những lợi ích tương đồng cho cơ thể của tất cả mọi người. Chúng ta cần lưu ý đến vấn đề vận động thể lực để kích thích máu lưu thông tốt hơn, phân hủy các chất hóa học gây ra cảm giác đau nhức.

Bệnh xương khớp - nỗi lo lắng hậu covid-19

benh-xuong-khop-noi-lo-hau-covid-19

 

      • Tập Yoga

Tập luyện yoga là một loại hình được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn biết cách tập phù hợp thì sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh thoái hóa khớp, giúp cho cơ xương khớp trở nên uyển chuyển, linh hoạt hơn, thậm chí còn có thể giúp hỗ trợ điều trị, phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa.

Điều mà bạn cần lưu ý là nên thực hiện bài tập yoga phù hợp với bệnh lý xương khớp của mình. Ngược lại, nếu ta lựa chọn những bài tập yoga không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chúng ta cần tìm hiểu thông tin hoặc nhờ huấn luyện viên tư vấn những động tác yoga tốt cho người bị thoái hóa khớp, sau đó người bệnh có thể tự luyện tập tại nhà.

      • Đi bộ, đạp xe

Đi bộ an toàn hầu hết cho người bệnh khớp bởi chúng mang lại hiệu quả cao và dễ thực hiện. Tuy vậy, khi đi bộ, một số khớp trọng điểm ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân thường bị đau, những người bị thoái hóa này cần lưu ý.

Đạp xe là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ quan trọng ở chân. Khi đó, các cơ được vận động tối đa mà ít gây trọng tải lên các khớp.

Xem thêm:

3. Thảo mộc điều trị xương khớp - sự lựa chọn uy tín đến từ Thảo Mộc Nam!

Đây là sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thảo Mộc Nam Organic. Sản phẩm được bào chế từ các loại dược liệu như: Dây đau xương, Cẩu tích, Đương quy, Cốt toái bổ,....

Sử dụng Xương khớp Thảo mộc nam giúp bạn:  giúp giảm đau, điều trị phong thấp, hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, người thường xuyên bị đau cột sống lưng và cột sống cổ, hỗ trợ điều trị các chứng đau mỏi vai gáy, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ chữa đau lưng mỏi gối, đau mỏi vùng cột sống,... Điều trị triệu chứng tê buốt, nhức mỏi các đầu ngón tay, ngón chân.

Ngoài ra, viên uống điều trị xương khớp Thảo mộc nam còn có tác dụng giúp hồi phục thể trạng, tăng tiết dịch khớp, bồi bổ khí huyết, tăng tuần hoàn máu cho người bệnh gặp các vấn đề về xương khớp trên.

Bệnh xương khớp - nỗi lo lắng hậu covid-19

benh-xuong-khop-noi-lo-hau-covid-19

Xương khớp Thảo Mộc Nam phù hợp với nhóm đối tượng: người bị đau nhức các khớp chân, ngón chân, tay, đầu gối, vùng cổ, thắt lưng, vai gáy,... Người bị đau tăng khi vận động nặng hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, giảm khi nghỉ ngơi. Hoặc người có cảm giác đau nhức xương khớp hàng giờ, thậm chí là đau âm ỉ nhiều ngày. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ, đặc biệt sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Hay những người đã được bác sĩ chẩn đoán: gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,..

Tìm hiểu thông tin sản phẩm và đặt hàng: Sản phẩm Thảo mộc điều trị xương khớp.

Thảo Mộc Nam luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ các bạn trong mọi vấn đề. Lựa chọn Thảo mộc nam là sự lựa chọn đúng đắn của bạn!

Bài viết gần đây
3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Tác dụng của trái đủng đỉnh ngâm rượu

3 Tác dụng của trái đủng đỉnh ngâm rượu

Tăng nội tiết tố nữ: Bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả

Tăng nội tiết tố nữ: Bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả

CÁCH TĂNG CÂN HIỆU QUẢ BẰNG SỮA HẠT

CÁCH TĂNG CÂN HIỆU QUẢ BẰNG SỮA HẠT

GIÃN DÂY CHẰNG GỐI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC HIỆU QUẢ

GIÃN DÂY CHẰNG GỐI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC HIỆU QUẢ

Tinh bột nhanh và 5 điều quan trọng về tinh bột nhanh đối với sức khỏe

Tinh bột nhanh và 5 điều quan trọng về tinh bột nhanh đối với sức khỏe

Cách làm bánh yến mạch bằng chảo

Cách làm bánh yến mạch bằng chảo

Thực Đơn Tăng Cân Cho Nữ

Thực Đơn Tăng Cân Cho Nữ

Thức khuya nên ăn những gì để giảm thiểu tác hại ?

Thức khuya nên ăn những gì để giảm thiểu tác hại ?