BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở NGƯỜI PHỤ NỮ MANG THAI

Mang thai là một hành trình rất vất vả đối với phụ nữ. Trong thời gian mang thai, người mẹ phải đối mặt với sự thay đổi tâm sinh lý và sinh lý, nội tiết. Đây cũng là lúc phụ nữ mang thai dễ căng thẳng, lo nghĩ nhiều, thai nghén dẫn đến bệnh đau dạ dày. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và còn tác động xấu đến thai nhi. Vậy triệu chứng của bệnh ra sao, làm cách nào để điều trị bệnh đau dạ dày an toàn trong thời gian mang thai? Hãy cùng Thảo Mộc Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị đau dạ dày?

Hiện tượng đau dạ dày của mẹ bầu trong thời kỳ này là một trong những sự thay đổi của hàng loạt cơ quan trong cơ thể.  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở phụ nữ mang thai:

- Ốm nghén:

Ở những tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén với các triệu chứng phổ biến như: buồn nôn, nôn nhiều. Những cơn nôn sẽ khiến dạ dày bị kích thích co bóp quá mức dẫn đến tinh trạng tăng tiết dịch vị và đau.

- Căng thẳng thần kinh:

Thời điểm mang thai khiến người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên lo nghĩ nhiều hơn và dễ căng thẳng hơn. Những căng thẳng này làm tăng áp lực lên các dây thần kinh não, làm dạ dày co bóp và bài tiết axit dịch vị quá mức.

BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở NGƯỜI PHỤ NỮ MANG THAI

- Thói quen ăn uống:

Dạ dày và hệ tiêu hóa là nơi hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Đây cũng là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp của thói quen ăn uống. Nhiều mẹ bầu hay có sở thích ăn các thức ăn chua như xoài, mận, mơ,... khi mang thai. Nhưng những loại thực phẩm này lại chứa nhiều acid nên sẽ dễ gây bào mòn và tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Sự giãn nở của tử cung:

Để có đủ không gian cho thai nhi phát triển, tử cung của người phụ nữ sẽ giãn nở trong suốt thời kỳ mang thai. Việc giãn nở tử cung này làm tăng áp lực ổ bụng, khiến ống hậu môn và dạ dày bị kích thích dẫn đến bệnh đau dạ dày.

-  Bất ổn nội tiết tố:

Một loại hoocmon có tên Progesteone đóng vai trò nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung và hạn chế nguy cơ xảy thai sẽ gia tăng trong suốt thai kỳ. Sự gia tăng đột ngột của loại hoocmon này dễ àm giảm nhu động ruột, tăng áp lực ổ bụng đồng thời kích thích dạ dày. Kết quả của quá trình này khiến cho dạ dày có xu hướng bài tiết dịch vị nhiều hơn, co bóp quá mức, gây ra những cơn đau dạ dày.

2. Triệu chứng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

Thông thường đau dạ dày sẽ có các biểu hiện như: ợ hơi, buồn nôn và nôn, đầy bụng, khó tiêu,… Những biểu hiện này rất dễ khiến mọi người nhầm lẫn với dấu hiệu thai nghén.

Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt nhất định giữa bệnh đau dạ dày và thai nghén như:

- Những cơn đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng bụng trên rốn.

- Những cơn đau xuất hiện ở phần trên bụng khi quá đói hoặc quá no.

- Sút cân

- Kém ăn.

- Ợ chua.

- Đi ngoài ra máu.

BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở NGƯỜI PHỤ NỮ MANG THAI

3. Những ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày đối với phụ nữ mang thai

Đau dạ dày khi mang thai không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người mẹ mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ảnh hưởng của chứng đau đạ dày khi mang thai đối với người mẹ và thai nhi:

- Thai phụ sút cân, ăn uống kém.

- Cơ thể người mẹ xanh xao và suy nhược.

- Những triệu chứng đau dạ dày làm mẹ bầu vô cùng khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, buồn bực.

- Trẻ sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém.

- Hình thành ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản.

4. Cách chữa bệnh/ xử lý đau dạ dày an toàn cho phụ nữ mang thai

Để chữa bệnh và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai, cần phải loại trừ các nguyên nhân gây bệnh kết hợp với xây dựng lối sống khoa học sẽ giúp người mẹ thuyên giảm các triệu chứng sau 1-2 tháng.

Thay đổi thói quen ăn uống:

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dạ dày dễ tiêu hóa. Tuyệt đối không để bản thân quá no hoặc quá đói.

- Nên ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ.

- Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.

- Nên ăn các món ăn ít gia vị, mềm, lỏng và dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng

BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở NGƯỜI PHỤ NỮ MANG THAI

- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chua, cay, nóng như: xoài, mơ, ớt,..

- Nói không với chất kích thích, chất gây nghiện, đồ uống có gas: rượu bia, nước ngọt có gas, thuốc lá,…

- Ăn nhiều hải sản, vì trong hải sản có chứa kẽm giúp nhanh chóng làm lành vết loét dạ dày và bổ sung dưỡng chất cho thai nhi.

 

- Tăng cường bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ,… vào chế độ dinh dưỡng.

Thói quen sinh hoạt khoa học:

- Vận động, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học cũng sẽ giúp mẹ bầu giảm đau dạ dày. Nếu thấy đau dạ dày thì mẹ bầu nên thay đổi thói quen trong sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hàng ngày bằng cách:

- Cố gắng duy trì ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không dậy trước 5h sáng và đi ngủ sau 22h.

- Giải tỏa căng thẳng bằng cách: ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách,… giúp tinh thần được thư giãn thoải mái.

- Tập luyện tập các động tác có cường độ nhẹ nhàng: yoga, đi bộ nhẹ nhàng.

BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở NGƯỜI PHỤ NỮ MANG THAI

Xem thêm: 

BỊ ĐAU DẠ DÀY CÓ NÊN BỔ SUNG VITANMIN C?

UỐNG TINH BỘT NGHỆ ĐÚNG CÁCH ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

 

 

 

Bài viết gần đây
3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Tác dụng của trái đủng đỉnh ngâm rượu

3 Tác dụng của trái đủng đỉnh ngâm rượu

Tăng nội tiết tố nữ: Bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả

Tăng nội tiết tố nữ: Bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả

7 mẹo dân gian giúp mái tóc luôn chắc khỏe và đen mượt    

7 mẹo dân gian giúp mái tóc luôn chắc khỏe và đen mượt    

TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

TRẬT KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT

4 Cách giảm đau xương khớp hiệu quả và an toàn ngay tại nhà

4 Cách giảm đau xương khớp hiệu quả và an toàn ngay tại nhà

Top 9 loại trái cân giúp tăng cân nhanh  nhưng ít người biết (phần 1)

Top 9 loại trái cân giúp tăng cân nhanh nhưng ít người biết (phần 1)

4 loại thảo dược tăng cân tự nhiên có sẵn trong đời sống

4 loại thảo dược tăng cân tự nhiên có sẵn trong đời sống

Uống nước ép giảm cân đúng cách.

Uống nước ép giảm cân đúng cách.