GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Gai cột sống là một căn bệnh về xương khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do cuộc sống bận rộn hàng ngày, căn bệnh này đang có xu hướng “trẻ hóa”. Bệnh gai cột sống có thể ảnh hướng đáng kể đến công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Liệu có cách điều trị dứt điểm căn bệnh này không? Những câu hỏi trên sẽ có câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của Thảo Mộc Nam.

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống thực chất là những “mỏm gai” – gai xương cột sống phát triển và “mọc” ra hai bệnh và phía ngoài cột sống. Những gai xương mới này được hình thành do sự lắng đọng và tích tụ của canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.

Thông thường, gai cột sống không mọc cố định tại một vị trí mà có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau ở khu vực của xương sống. Gai cột sống có hai dạng chủ yếu là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

Căn bệnh gai cột sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi có hiện tượng gai cột sống chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội ở phần thắt lưng, vai và cổ. Ngoài ra, các cơn đau có thể lan xuống cánh tay, gây tê bì chân tay, khiến bạn vận động khó khăn.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống.

Khi các khớp xương bị tổn thương như: viêm khớp, thoái hóa khớp,… sẽ khiến cho cột sống không còn vững chắc. Để xương sống có thể thích nghi trước những tổn thương trên, cơ thể sẽ mọc ra những nhánh xương hoặc gai xương bao quanh khớp xương sống đó nhằm bảo vệ nó. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ cột sống đồng thời tạo nên những gai cột sống.

Do đó, nguyên nhân gây ra căn bệnh gai cột sống này tập trung vào những yếu tố khiến cho cột sống bị tổn thương, thoái hóa sau:

Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần bị thoái hóa, và xương khớp cũng không ngoại lệ. Thoái hóa cột sống cũng chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gai cột sống kể cả phần xương cột sống. Do đó, đa số những người bị gai cột sống thường là những người lớn tuổi.

Thói quen sinh hoạt: Những thói quen như đứng hoặc ngồi quá lâu, ngồi sau tư thế, mang vác các vật nặng thường xuyên,… có thể tổn thương vùng cột sống.

Chấn thương: Những chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông có thể khiến cho xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, xương sẽ tự tu bổ những tổn thương bằng cách hình thành nên các gai cột sống.

Viêm khớp: Khi xương khớp bị viêm, cơ thể sẽ kích thích tế bào tạo thêm nhiều xương. Lượng xương gia tăng khiến cho về mặt của xương bị nhô ra ngày càng nhiều, động thời sự thừa xương sẽ tạo điều kiện để hình thành các gai.

Sự lắng đọng canxi: Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy ở nhiều bệnh nhân gai xương cột sống. Tình trạng này xảy ra do việc bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến dư thừa, lắng tụ ở trong cột sống. Lượng canxi không được giải phóng sẽ tích tụ lại và lâu ngày sẽ tạo thành gai xương.

Nguyên nhân khác: Những người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích... làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

3. Các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

Ở giai đoạn đầu, người bị bệnh gai cột sống sẽ không cảm nhận được các biểu hiện rõ ràng của bệnh. Tuy nhiên, nếu có một trong số các biểu hiện dưới đây, người bệnh cần phải lưu ý:

- Xuất hiện đau buốt ở cổ hoặc thắt lưng: Những cơn đau nhức xuất hiện khi bạn vận động như đi lại, đứng lên hoặc ngồi xuống. Những cơn đau sẽ có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

- Đau lan đến vai và hai cánh tay: Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan tới vai và hai cánh tay, thậm chí còn đau dọc xuống hai chân.

- Tê bì, mất cảm giác ở tay chân: Khi bị gai cột sống, cơ bắp cũng dần yếu đi do sự chèn ép của gai xương với dây thần kinh nhất là ở tay và chân. Xuất hiện tình trạng mất cảm giác, tê bì tay bất thường.

- Tụt huyết áp, đổ mồ hôi, khó thở: Đây là những biểu hiện khi có tình trạng gai cột sống chèn ép dây thần kinh.

4. Các đối tượng dễ mắc bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống là căn bệnh rất phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có những nhóm đối tượng, nguy cơ mắc bệnh gai cột sống sẽ cao hơn:

- Những người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do bị ảnh hưởng bởi sự lão hóa và lắng đọng canxi.

- Người làm các công việc nặng nhọc, làm các công việc phải bốc vác vật nặng thường xuyên.

- Người từng bị tai nạn, gặp các chấn thương liên quan đến sụn khớp, xương khớp.

- Người có các thói quen sinh hoạt không tốt như: đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế dễ gây ra tổn thương cho cột sống và dẫn tới bệnh.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

- Người bị bệnh viêm cột sống mãn tính

- Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích... cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống

5. Cách phòng tránh bệnh gai cột sống.

Đề phòng tránh bệnh gai cột sống, mọi người cần lưu ý những điểm sau đây:

- Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,...)

- Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó)

- Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh

- Hạn chế làm việc nặng nhọc, khuân/ bốc vác thường xuyên.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: bổ sung vitamin và các nhóm chất đầy đủ, tăng cường ăn rau quả

- Không ăn các thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, đồ ăn chiên sẵn, nhiều dầu mỡ,..

6. Điều trị bệnh gai cột sống bằng phương pháp Đông y Thảo Mộc Nam.

Gai cột sống cũng như các bệnh lý liên quan đến xương khớp đều mang tính chất quy luật và dễ bị tái phát trở lại nếu như người bệnh không có được phát đồ điều trị dứt điểm tận gốc Tuy nhiên, đa phần các phương pháp điều trị hiện nay chỉ tập trung vào việc giảm đau, giảm các triệu chứng tức thời chứ không thể khiến bị chấm dứt.

Hiểu rõ vấn đề này, Thảo Mộc Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm Xương khớp Thảo Mộc Nam. Sản phẩm xương khớp Thảo Mộc Nam là một phát đồ điều trị toàn diện bao gồm thuốc uống và thuốc xoa bóp. Sự kết hợp của cả 2 liệu pháp này sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả,  toàn diện, có khả năng đánh bật các triệu chứng của gai cột sống từ sâu bên trong.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Thuốc uống Xương khớp Thảo Mộc Nam: Được bào chế từ hai bài thuốc cổ phương là Tang Ký Sinh, Dây Đau Xương, Đỗ Trọng,.. kết hợp gia giảm thêm các vị thuốc quý như Đương Quy, Cẩu Tích, Cốt Toái Bổ,….Thuốc uống khi đi sâu vào các sụn khớp sẽ chấm dứt mầm mống gây bệnh từ sâu bên trong, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương. Đồng thời phòng ngừa nguy cơ tái phát trở lại.

Thuốc xoa bóp Xương khớp Thảo Mộc Nam: Chiết xuất từ các thảo dược có tính nóng ấm như Thiên niên kiện, Địa Liền, Cốt khí,… Khi xoa bóp lên vị trí xương khớp bị đau,  người bệnh sẽ thấy các cơn đau được thuyên giảm một cách nhanh chóng và tức thời chỉ sau 30 phút đến 2 tiếng sử dụng.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Với những hiệu quả đạt được trong việc giúp hàng ngàn người điều trị thành công chứng gai cột sống, Thảo Mộc Nam đã vinh dự nhận được cúp vàng “Thương hiệu mạnh Đất Việt” năm 2020.

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh gai cột sống. Hy vọng bạn sẽ sớm chọn lựa cho mình một giải pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh.

Bài viết gần đây
Chiều cao và cân nặng chuẩn của nam giới và 4 biện pháp cải thiện hiệu quả nhất

Chiều cao và cân nặng chuẩn của nam giới và 4 biện pháp cải thiện hiệu quả nhất

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và 4 yếu tố ảnh hưởng

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và 4 yếu tố ảnh hưởng

Bí quyết giảm cân với cơm trắng nhanh chóng xuống kí

Bí quyết giảm cân với cơm trắng nhanh chóng xuống kí

Mệt Mỏi Đau Nhức Khắp Người

Mệt Mỏi Đau Nhức Khắp Người

NÊN CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH KHI BỊ ĐAU LƯNG?

NÊN CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH KHI BỊ ĐAU LƯNG?

Sâm Bổ Kiện Thảo Mộc Nam

Sâm Bổ Kiện Thảo Mộc Nam

Tinh bột nhanh và 5 điều quan trọng về tinh bột nhanh đối với sức khỏe

Tinh bột nhanh và 5 điều quan trọng về tinh bột nhanh đối với sức khỏe

Kiến thức tăng cân hữu ích mà người gầy lâu năm nên biết

Kiến thức tăng cân hữu ích mà người gầy lâu năm nên biết

Nhạc tập Gym không lời - những thông tin thú vị.

Nhạc tập Gym không lời - những thông tin thú vị.