NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC?

Đau lưng không cúi được là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là với những lớn tuổi. Vì mức độ phổ biến nên không khó hiểu khi có nhiều người chủ quan với căn bệnh này, khiến nó ngày càng tiến triển và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng đau lưng không cúi được có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và đôi khi nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm hơn.

Để tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây bệnh cũng như cách khắc phục, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thảo Mộc Nam.

1. Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh đau lưng không cúi xuống được.

a. Tuổi tác

Tuổi tác và sức khỏe xương khớp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo thời gian, khi tuổi càng cao, tốc độ lão hóa xương khớp và cột sống sẽ diễn ra càng mạnh mẽ. Khi quá trình thoái hóa diễn ra, xương khớp sẽ dần bị suy giảm chức năng, dễ bị co cứng, và giảm sự dẻo dai, linh hoạt. Cũng trong giai đoạn này, cột sống sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước, do đó, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận cơn đau dọc theo sống lưng chỉ bởi một vài tác động nhỏ. Điều này không chỉ khiến cơ thể người bệnh đau nhức mà những vận động vốn đơn giản như đi lại hay cúi gập người trở nên khó khăn hơn đối với người lớn tuổi.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC?

b. Chấn thương

Chấn thương hay tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến một số tình trạng như: bong gân, đau lưng, đau khớp gối, giãn dây chằng,…. Và đau lưng không cúi được là một dạng chấn thương vùng lưng do có lực mạnh tác động trực tiếp vào ở vùng cột sống, dây thần kinh, dây chằng, cơ… gây ra cảm giác đau. Chấn thương vùng lưng này có thể đến từ một va đập mạnh khi chơi thể thao, té ngã do tai nạn giao thông,...

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC?

c. Hoạt động sai tư thế

Với những người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng, nguyên nhân chủ yếu khiến họ gặp phải triệu chứng đau lưng không cúi được phần lớn là đến từ việc thường xuyên duy trì tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, mang vác vật nặng không đúng cách,.. Khi hoạt động sai tư thế, vùng thắt lưng sẽ gặp phải tình trạng căng cứng, gây ra cảm giác đau nhức khi chuyển động

Ngoài ra, việc không vận động thường xuyên kết hợp với hoạt động sai tư thế trong một thời gian dài có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe về cột sống, chẳng hạn như: đau lưng, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm…

d. Hoạt động cường độ mạnh

Việc hoạt động liên tục với cường độ cao có thể tạo ra những áp lực lớn đè lên cột sống, gây ra tình trạng đau nhức lưng. Nếu tình trạng này liên tục kéo dài sẽ khiến cho chức năng cột sống bị suy giảm, đồng thời hệ thống gân cơ, dây chằng, khớp xương và các dây thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, theo thời gian, những cơn đau sẽ trở nên khó chịu, nghiêm trọng hơn và khiến căn bệnh đau lưng trở thành mãn tính.

e. Mang thai

Những người phụ nữ đang mang thai sẽ thường gặp phải tình trạng đau lưng không cúi xuống được hoặc không thể đứng thẳng lưng. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Một phần đến từ sự thay đổi hormone tác động đến xương khớp, phần còn lại là do trọng lượng của bào thai tăng khiến cho xương sống phải chịu lực lớn để nâng đỡ, gây nên những cơn đau nhức, không cúi được lưng. Cơn đau càng tăng khi bào thai càng lớn, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC?

Xem thêm: 

5 CÁCH GIẢM ĐAU LƯNG BẰNG DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN QUANH NHÀ

9 NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY MỆT MỎI ĐAU NHỨC TOÀN THÂN

2. Đau lưng không cúi xuống được là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, tình trạng đau lưng không cúi được có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cảnh báo bạn về một bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Dưới đây là một số bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau lưng không cúi xuống được:

a. Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở 2 nhóm đối tượng chính: những người lớn tuổi đang trong quá trình thoái hóa xương, loãng xương và những người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác các vật nặng. Lúc này, cột sống, sụn khớp và đĩa đệm do chịu lực nặng tác động vào hoặc loãng xương khiến cho cột sống dễ bị chấn thương và thoái hóa. Biểu hiện thường gặp của người bị thoái hóa cột sống là người bệnh đi lại vận động khó khăn, không thể cúi gập người hoặc xoay người.

b. Thoái vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra với khoảng 30% dân số Việt Nam, chủ yếu gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu và đè chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống xung quanh đó. Một số dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến cảm giác đau nhức lưng. Theo thời gian, nếu các dây thần kinh bị chèn quá nghiêm trọng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện những động tác như: đứng lên, ngồi xuống, xoay, vặn hay khom lưng,…

c. Gai cột sống

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng đau lưng không cúi được có thể là dấu hiệu cảnh báo cho biết có thể bạn đang bị gai cột sống. Bệnh gai cột sống là tình trạng các tế bào xương có xu hướng phát triển bất thường, hình thành gai xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng xung quanh. Những gai xương này không chỉ làm suy giảm khả năng liên kết của các đốt xương sống mà nó còn đâm hoặc chèn ép lên tủy sống và hệ thống các dây thần kinh, gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC?

d. Viêm khớp

Đau lưng không xuống được có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bạn về bệnh viêm khớp. Đặc biệt là với những người từ 55 tuổi trở lên, nguy cơ bị bệnh viêm khớp sẽ càng cao. Khi bề mặt sụn khớp bị bào mòn do viêm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho cơ thể như: khớp biến dạng, đau nhức lưng, các đốt xương không nằm đúng vị trí,…hạn chế khả năng đi lại, không thể khom, cúi người,..

 

Đau lưng không cúi được là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là với những lớn tuổi. Vì mức độ phổ biến nên không khó hiểu khi có nhiều người chủ quan với căn bệnh này, khiến nó ngày càng tiến triển và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng đau lưng không cúi được có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và đôi khi nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm hơn.

3. Cách khắc phục tình trạng đau lưng không cúi xuống được.

a. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất giúp bạn giảm cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm đau không kê toa sau đây, bạn có thể sử dụng trong trường hợp này: Acetaminophen (Paracetamol), thuốc chống viêm không steroid, miếng dán hoặc các loại thuốc bôi giảm đau.

Tuy nhiên, các loại không kê toa vẫn có khả năng gây ra các vấn đề phát sinh. Do đó, bạn tuyệt đối không được lạm dụng và nên tham khảo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC? - Phần 2

b. Chườm nóng

Chườm nóng trong trường hợp bị đau lưng không cúi được có hiệu quả rất cao. Việc chườm nóng sẽ tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng vận động. Khi tuần hoàn máu tăng, nó sẽ giúp mang dưỡng chất và oxy đến nuôi dưỡng, giúp thúc đẩy tổn thương được chữa lành. Ngoài ra, hơi nóng sẽ giúp thư giãn các cơ, giải phóng rễ dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau. Chỉ cần chuẩn bị 1 túi chườm nóng ở nhiệt độ 40-50 độ C áp trực tiếp lên vùng lưng bị đau khoảng 15 – 20 phút, các cơn đau sẽ giảm đáng kể.

c. Massage

Xoa bóp, bấm huyệt là một cách giảm đau nhức lưng hiệu quả cũng như an toàn có nguồn gốc từ Đông y. Dưới tác dụng của lực và nhiệt ở tay kết hợp với một số loại tinh dầu/ dầu nóng sẽ giúp vùng cơ sẽ được giãn ra, đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, giảm thiểu áp lực lên cột sống. Từ đó, giúp giảm đau và hỗ trợ các vùng tổn thương được phục hồi tốt hơn.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC? - Phần 2

d. Tập luyện nhẹ nhàng

Một số bài tập thể thao nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm các cơn đau đồng thời giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Yoga, đi bộ hoặc đạp xe đạp là những môn thể thao phù hợp nhất. Ngoài ra, khi vận động thể thao, bạn cần phải tránh các động tác như xoay người hoặc vận động mạnh, nó có thể khiến cơ thể bạn đau nhức hơn. Với nhân viên văn phòng, phải thường xuyên ngồi liên tục, bạn nên ngồi thẳng lưng và cần  đứng lên vận động 5 phút sau khi ngồi khiến việc 1 tiếng đồng hồ.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC? - Phần 2

e. Nghỉ ngơi

Khi những cơn đau lưng nghiêm trọng đến mức bạn không thể cúi người được là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cần được nghỉ ngơi. Lúc này, bạn cần tránh các hoạt động mạnh hay phải di chuyển quá nhiều để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và giúp cơ thể được phục hồi. Việc nghỉ ngơi trong khoảng 2-3 ngày sẽ giúp hạn chế áp lực cho gân cơ, dây chằng và hệ thống dây thần kinh, làm dịu cơn đau đáng kể. Đặc biệt, khi nghỉ ngơi, bạn cần chú ý duy trì các tư thế tốt: ngồi thẳng lưng, không ngồi hoặc đứng quá lâu,…

f. Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp giảm đau, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: cá hồi, cá mòi, hạt óc chó, hạnh nhân, sữa chua,…để giúp cơ thể tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.

4. Sử dụng xoa bóp xương khớp Thảo Mộc Nam để trị bệnh đau lưng không cúi xuống được.

Đau lưng không cúi được là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến hiện nay. Để điều trị căn bệnh này dứt điểm, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm Xương khớp Thảo Mộc Nam.

Sản phẩm xương khớp Thảo Mộc Nam là một phát đồ điều trị toàn diện bao gồm thuốc uống và thuốc xoa bóp giúp giảm đau và điều trị hiệu quả tình trạng đau lưng không cúi được.

Thuốc uống: Được bào chế từ hai bài thuốc cổ phương là Tang Ký Sinh, Dây Đau Xương, Đỗ Trọng,.. kết hợp gia giảm thêm các vị thuốc quý như Đương Quy, Cẩu Tích, Cốt Toái Bổ,….Thuốc uống khi đi sâu vào các sụn khớp sẽ chấm dứt mầm mống gây bệnh từ sâu bên trong, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương. Đồng thời phòng ngừa nguy cơ tái phát trở lại.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC? - Phần 2

Thuốc xoa bóp: Chiết xuất từ các thảo dược có tính nóng ấm như Thiên niên kiện, Địa Liền, Cốt khí,… Khi xoa bóp lên vị trí xương khớp bị đau, người bệnh sẽ thấy các cơn đau được thuyên giảm một cách nhanh chóng và tức thời chỉ sau 30 phút đến 2 tiếng sử dụng.

NGUYÊN NHÂN BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC? - Phần 2

Thảo Mộc Nam là sự kết hợp độc đáo giữa thuốc uống và thuốc xoa bóp với những đặc điểm ưu việt:

- Thành phần 100% các vị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được trồng và chăm sóc tại vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, cho ra những nguyên vật liệu có chất lượng tốt nhất.

- Thuốc uống được bào chế ở dạng viên uống giúp người bệnh sử dụng thuận tiện và dễ dàng.

- Thuốc xoa bóp giúp thẩm thấu sâu và phục hồi các thương tổn hiệu quả, dễ dàng hơn.

- Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

- Với những hiệu quả đạt được trong việc giúp hàng ngàn người điều trị thành công chứng gai cột sống, Thảo Mộc Nam đã vinh dự nhận được cúp vàng “Thương hiệu mạnh Đất Việt” năm 2020.

Trên đây là một số thông tin hữu ích, Thảo Mộc Nam hy vọng nó sẽ giúp mọi người hiểu thêm về tình trạng đau lưng không cúi được, hiểu thêm về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bệnh.

Bài viết gần đây
5 Mẹo dân gian chữa đau vai gáy hiệu quả

5 Mẹo dân gian chữa đau vai gáy hiệu quả

Công thức sữa hạt dẻ cười và bơ để tăng cân nhanh chóng

Công thức sữa hạt dẻ cười và bơ để tăng cân nhanh chóng

3 Cách mix các loại hạt làm sữa

3 Cách mix các loại hạt làm sữa

Thuốc bổ thận tráng dương và 5 điều bạn cần biết trước khi quyết định dùng

Thuốc bổ thận tráng dương và 5 điều bạn cần biết trước khi quyết định dùng

5 bài tập giảm mỡ chân cho nữ ngay tại nhà

5 bài tập giảm mỡ chân cho nữ ngay tại nhà

Cách xác định tạng người nữ

Cách xác định tạng người nữ

Những thói quen giúp hỗ trợ quá trình tăng cân hiệu quả.

Những thói quen giúp hỗ trợ quá trình tăng cân hiệu quả.

5 CÂY THUỐC NAM CHỮA ĐAU VAI GÁY DÂN GIAN HIỆU QUẢ VÀ DỄ TÌM

5 CÂY THUỐC NAM CHỮA ĐAU VAI GÁY DÂN GIAN HIỆU QUẢ VÀ DỄ TÌM

Thói quen ăn khuya có tốt không ? Khuya nên ăn những gì ?

Thói quen ăn khuya có tốt không ? Khuya nên ăn những gì ?