CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG ĐAU NHỨC XƯƠNG ỐNG CHÂN

Đau nhức trong xương ống chân là một tình trạng không hiếm gặp, nó có thể xảy ra khi bạn bị chấn thương, va chạm mạnh do tai nạn giao thông, tai nạn xe cộ hoặc tai nạn khi chơi thể thao. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh xương khớp như: loãng xương, thoát vị đĩa đệm, gout,….

Đây đều là những bệnh lý nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chủ quan, chậm điều trị khắc phục, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, đối diện với nguy cơ tàn phế. Vậy, đối tượng nào dễ mắc bệnh đau nhức xương ống chân? Làm cách nào để khắc phục tình trạng đau nhức trong xương ống chân hiệu quả? Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh này là gì?

1. Đau nhức xương ống chân là gì?

Đau nhức xương ống chân là những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở trong xương ống chân. Đôi khi cơn đau có thể dữ dội đến mức bạn phải ngừng mọi hoạt động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những cơn đau nhức này thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày hoặc vào buổi sáng sớm, khiến bạn dễ mất ngủ, có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG  ĐAU NHỨC XƯƠNG ỐNG CHÂN

Đây là căn bệnh khá phổ biến nên nhiều người thường chủ quan vì nghĩ nó không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh không dừng lại ở việc khiến bạn mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, uể oải, … mà lâu dần, nó có thể khiến bạn bị suy giảm khả năng đi lại, vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.

2. Đối tượng dễ mắc bệnh đau nhức xương ống chân?

- Người ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là người cao tuổi.

- Những người từng bị chấn thương hoặc tai nạn giao thông, tai nạn lao động trước đây.

- Những người mắc bệnh lý xương khớp như: loãng xương, viêm xương, ung thư xương, giãn tĩnh mạch chân,…

- Nhân viên văn phòng, những người phải thường xuyên ngồi làm việc với máy tính trong thời gian dài,ít vận động.

- Các vận động viên thể dục thể thao điền kinh, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thường xuyên phải chạy liên tục.

- Thanh thiếu niên đang ở độ tuổi dậy thì.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG  ĐAU NHỨC XƯƠNG ỐNG CHÂN

3. Cách điều trị đau nhức trong xương ống chân.

Với những cơn đau xương khớp không phải do chấn thương hoặc tai nạn, thì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý liên quan đến xương khớp. Khi các cơn đau xương ống chân của bạn có những dâu hiệu dưới đây, bạn nên sớm được thăm khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa:

- Các cơn đau xuất hiện và kéo dài từ 5 ngày trở lên.

- Xuất hiện tình trạng co cứng, viêm và sưng đỏ các khớp.

- Đau nhức nghiêm trọng, đau âm ỉ và trở nên dữ dội hơn khi vận động.

- Gặp nhiều khó khăn khi đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Trong trường hợp đau nhức xương ống chân chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc và tập luyện hồi phục tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt kết hợp với việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học và sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giảm đau.

a. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt để giảm đau.

Để những cơn đau nhức trong xương ống chân có thể nhanh chóng thuyên giảm bạn cần lưu ý các điểm sau:

Nghỉ ngơi: Trong thời gian, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong tối thiểu 2 tuần. Cần tránh làm việc gắng sức, hạn chế mang vác vật nặng, vật cồng kềnh không đúng cách.

Massage: Thường xuyên massage, xoa bóp nhẹ nhàng tại khu vực phát sinh cơn đau để cơ bắp và và xương khớp được thư giãn, kích thích quá trình lưu thông máu.

Luyện tập nhẹ nhàng: Tránh vận động liên tục hoặc chơi những môn thể thao có cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ,.. để giảm áp lực cho xương cẳng chân. Thay vào đó, bạn nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, thiên, yoga,…. Điều này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và kích thích quá trình làm lành tổn thương, cải thiện độ linh hoạt và sự dẻo dai cho xương khớp.

Kiểm soát căng thẳng: Việc kiểm soát tốt căng thẳng sẽ giảm áp lực cho hệ thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả. Bạn có thể thả lỏng và thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền hoặc tập yoga.

Dùng nước ấm để tắm: Nước ấm giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn, mạch máu giãn nở và tăng cường quá trình lưu thông máu trong bộ cơ thể. Vì vậy, việc tắm bằng nước ấm có thể giúp giảm đau, giảm co cứng khớp và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Không đi lại quá nhiều hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Khi bị đau nhức xương ống chân, bạn cần tránh đi lại quá nhiều hoặc ngồi một chỗ quá lâu để tránh bị tình trạng co cứng khớp.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG  ĐAU NHỨC XƯƠNG ỐNG CHÂN

Chườm nóng / chườm lạnh: Bạn có thể cải thiện tình trạng đau nhức trong xương ống chân bằng cách chườm nóng / chườm lạnh đơn giản tại nhà. Phương pháp chườm nóng sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau và chống viêm hiệu quả. Ngược lại, chườm lạnh có tác dụng giảm đau và gây tê tạm thời, đồng thời giảm viêm sưng và kích thích quá trình làm lành tổn thương.

b. Cải thiện cơn đau, nâng cao sức khỏe xương khớp bằng chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ có tác dụng giúp bạn giảm đau, giảm co cứng, chống viêm hiệu quả mà nó còn giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Bổ sung canxi trong thực phẩm: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và phòng ngừa bệnh loãng xương. Ngoài ra, canxi còn giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương xương khớp, hỗ trợ các hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch. Do đó, bổ sung canxi trong thực phẩm vào thực đơn hàng ngày đóng vai trò quan trọng. Một số loại thực phẩm giàu canxi như: bông cải xanh, hạt hướng dương, sữa, trứng,….

Sử dụng thực phẩm giàu vitamin D: Để duy trì cấu trúc xương và tăng khả năng hấp thụ canxi, cơ thể cần được bổ sung thêm vitamin D. Bạn có thể bổ sung bằng cách phơi nắng sáng từ 10-15 phút mỗi ngày ăn dùng thêm: cá, sò, cá, trứng cá, sữa, chế phẩm từ đậu nành…

Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3: Những loại cá như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,… có chứa rất nhiều omega-3. Đây là hợp chất giúp cải thiện tình trạng co cứng khớp, chống viêm đồng thời giảm đau khớp hiệu quả.

Không uống rượu bia và hút thuốc lá: Để thời gian điều trị bệnh được hiệu quả và rút ngắn, bạn không nên uống rượu bia và hút thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá và rượu bia có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp, kích thích phản ứng viêm và làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

4. Cách phòng ngừa bệnh đau nhức trong xương ống chân.

Để phòng ngừa bệnh đau nhức trong xương ống chân, bạn có thể tự xây dựng cho mình một số thói quen tốt như:

- Thường xuyên tập thể dục để giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội, chơi cầu lông,… để hạn chế va chạm, chấn thương.

- Xây dựng thời gian biểu hợp lý, kết hợp hài hòa giữa tập luyện và nghỉ ngơi để các cơ, xương khớp được thư giãn.

- Tránh làm việc quá sức, nằm hoặc ngồi quá lâu

- Hạn chế mang vác vật nặng.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG  ĐAU NHỨC XƯƠNG ỐNG CHÂN

- Ăn uống khoa học, hợp lý, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chú trọng việc bổ sung vitamin D, vitamin B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho...

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá.

Có thể bạn quan tâm:

9 NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY MỆT MỎI ĐAU NHỨC TOÀN THÂN

NÊN CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH KHI BỊ ĐAU LƯNG?

Trên đây là một số thông tin từ Thảo Mộc Nam giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản và quan trọng về tình trạng đau nhức trong xương ống chân cũng như cách điều trị, phòng ngừa tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đau nhức trong xương ống chân kéo dài, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh kéo dài dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

 

Bài viết gần đây
Chiều cao và cân nặng chuẩn của nam giới và 4 biện pháp cải thiện hiệu quả nhất

Chiều cao và cân nặng chuẩn của nam giới và 4 biện pháp cải thiện hiệu quả nhất

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và 4 yếu tố ảnh hưởng

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và 4 yếu tố ảnh hưởng

Bí quyết giảm cân với cơm trắng nhanh chóng xuống kí

Bí quyết giảm cân với cơm trắng nhanh chóng xuống kí

Tại sao người gầy lâu năm nên sử dụng thảo dược tăng cân

Tại sao người gầy lâu năm nên sử dụng thảo dược tăng cân

Những thói quen giúp hỗ trợ quá trình tăng cân hiệu quả.

Những thói quen giúp hỗ trợ quá trình tăng cân hiệu quả.

Cách làm bánh yến mạch bằng chảo

Cách làm bánh yến mạch bằng chảo

Mẹo ăn bơ đúng cách để tăng cân hiệu quả

Mẹo ăn bơ đúng cách để tăng cân hiệu quả

Tác dụng của chuối đối với việc tập gym tăng cân.

Tác dụng của chuối đối với việc tập gym tăng cân.

Dùng thực phẩm chức năng có thực sự an toàn?

Dùng thực phẩm chức năng có thực sự an toàn?